Nước kiềm tính, thực phẩm kiềm tính giúp cơ thể giảm gánh nặng trong việc trung hòa axit, hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, ngăn chặn và cải thiện nguy cơ bệnh tật. Cùng DES điểm qua một số thực phẩm giàu tính kiềm mà chúng ta nên thường xuyên bổ sung vào các bữa ăn nhé
Cải bó xôi.
Còn có tên quen thuộc khác là rau bina, rau chân vịt, đây là loại rau cải có tính kiềm cao.
Ngoài ra, ăn cải bó xôi mỗi ngày còn giúp tăng cường cơ bắp, chống thiếu máu, cải thiện sức khỏe tim, giảm nguy cơ ung thư.
Bơ. Ngoài ra, bơ cũng chứa các chất chống ô xy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein… giúp cơ thể phòng chống nhiều căn bệnh khác.
Chanh. Dù có đặc tính a xít cao, nhưng qua quá trình tiêu hóa, chanh được chuyển thành kiềm có lợi cho cơ thể.
Dưa hấu là một loại trái cây tuyệt vời có nhiều dinh dưỡng. Nó cung cấp vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin C, axit pantothenic, đồng, biotin, kali và magiê.
Rau họ cải. Các loại rau này chứa nhiều vitamin A, C và K, cũng như nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như ma giê, can xi, đồng, ka li, sắt, phốt pho; và đặc biệt là isothiocyanate, một phân tử có khả năng cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Giúp tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch.
Cần tây. Chất coumarin trong cần tây có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và chất phtalic giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Dưa chuột. Dưa chuột cung cấp vitamin K, B, C, đồng, ka li, man gan, ma giê. Hơn nữa, chất lariciresinol, pinoresinol trong dưa chuột còn có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung.
Tỏi. Hợp chất allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả. Tỏi cũng giúp giải độc hiệu quả bằng cách tăng cường sản xuất glutathione giúp cơ thể lọc bỏ các chất độc từ hệ thống tiêu hóa.
Ớt chuông. Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp giảm lo lắng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ thị lực. Ớt chuông cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2, ung thư…